10:07:47 25-11-2017 | Lượt xem: 3108
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều công ty, cơ sở lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho các hộ dân, cơ quan, trung tâm thương mại. Tùy vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít mà lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp.
Không lo gián đoạn nguồn cung
Theo thông tin tư vấn từ các công ty lắp đặt thiết bị điện mặt trời, nếu không lắp bộ tích điện, chỉ sử dụng điện từ thiết bị này khi trời nắng. Khi lắp đặt thiết bị điện mặt trời, chủ nhà vừa khai thác được nguồn điện tái tạo vừa sử dụng được điện từ lưới quốc gia. Như vậy, chủ nhà không phải lo lắng bị gián đoạn nguồn điện. Ngoài ra, khi sử dụng điện mặt trời không hết, nguồn điện sạch này sẽ được đẩy ngược vào lưới điện quốc gia, nghĩa là bán lại cho ngành điện. Điện kế 2 chiều sẽ ghi nhận lượng điện này và ngành điện sẽ mua lại theo giá quy định.
Gia đình có nhu cầu sử dụng 1 máy lạnh, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt thì chỉ cần lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất khoảng 1,5 KWp là có thể sử dụng thoải mái. Chi phí lắp đặt hệ thống này khoảng 50 triệu đồng, bảo hành 5 năm, riêng các tấm pin bảo hành 15 năm. Tuổi thọ của tấm pin khoảng 20-25 năm. Hộ sử dụng điện ít có thể chọn loại thiết bị rời, mỗi bộ khoảng 8 triệu đồng, lắp đặt 3 bộ là đủ dùng.
Ông Trần Minh Nguyên (ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) cho biết nhà sử dụng 2 máy lạnh (loại 2 HP/máy), tủ lạnh, máy giặt và khoảng 30 bóng đèn, máy bơm nước…, trước đây mỗi tháng phải trả tiền điện khoảng 1 triệu đồng. Từ đầu năm 2017, ông lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 3 KWp điện DC (điện 1 chiều) tạo ra 2 KW điện AC (điện xoay chiều), chi phí khoảng 60 triệu đồng. Do còn sử dụng điện kế 1 chiều, chưa bán điện cho ngành điện và vẫn phải sử dụng điện lưới vào ban đêm nhưng chi phí điện phải trả của ông giảm xuống 400.000 đồng/tháng. Sắp tới, ông sẽ liên hệ với ngành điện xin gắn điện kế 2 chiều để được bán điện.
Hàng trăm hộ lắp điện kế 2 chiều
Chính phủ đã có quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, hiệu lực từ ngày 1-6-2017. Theo đó, giá mua điện mặt trời tại điểm giao nhận là 9,35 US cents bằng 2.086 đồng/KWh (mỗi năm sẽ dựa vào tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước để có giá mới). Sau đó, ngày 12-9, Bộ Công Thương đã có thông tư quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) cho biết từ tháng 6-2017, EVNHCMC đã triển khai mua điện mặt trời từ hộ gia đình, khách hàng có nhu cầu bán, ngành điện sẽ đến khảo sát, nếu đạt yêu cầu sẽ lắp đặt điện kế 2 chiều miễn phí.
Theo EVNHCMC, sau thời gian ngắn triển khai, đã có cả trăm khách hàng được lắp đặt điện kế 2 chiều để cùng sử dụng nguồn điện tái tạo và điện lưới quốc gia. Đến cuối năm, ngành điện sẽ tính toán lại sản lượng điện đã mua để thanh toán với khách hàng.
Ông Nguyễn Hoàng Gia, chuyên viên Phòng Năng lượng mới Trung tâm Tiết kiệm điện TP HCM, phân tích nếu hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia với giá trung bình 2.500 đồng/KWh, nếu sử dụng điện năng lượng mặt trời thì sau 7-8 năm sẽ hòa vốn đầu tư. Cũng theo ông Gia, điện mặt trời không chỉ hòa vào lưới điện quốc gia mà có thể lắp đặt thêm bộ tích trữ (ắc-quy) để sử dụng khi bị cúp điện vào ban đêm. Tuy nhiên, bộ tích trữ điện chỉ sử dụng cho các thiết bị tiêu tốn điện năng thấp, như bóng đèn, tivi, quạt… Ngoài ra, ở vùng nông thôn có thể đầu tư hệ thống điện mặt trời, tích trữ điện vào bình ắc-quy để sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Vốn đầu tư thiết bị này chỉ khoảng 5 triệu đồng cho một hộ.
Dễ mua nhầm thiết bị kém chất lượng
Các chuyên gia trong ngành điện cảnh báo cần tham khảo kỹ trước khi lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời do trên thị trường hiện có rất nhiều hàng kém chất lượng của Trung Quốc. Những nơi cung cấp thiết bị thường lập lờ thương hiệu, xuất xứ nên dễ gây nhầm lẫn cho người mua. Giá của thiết bị kém chất lượng thường thấp hơn hàng chất lượng cao từ 30%-50%. Sử dụng nhầm hàng kém chất lượng, chỉ sau vài ba tháng, hệ thống sẽ hư hỏng, như điện chập chờn, bộ phận inverter không hoạt động, tấm pin năng lượng mặt trời nhanh xuống cấp, hiệu suất thấp so với thiết kế. Chẳng hạn, người bán công bố công suất của thiết bị là 3 KWp nhưng thực chất chỉ đạt khoảng 1 KWp.
Với công suất nhỏ, tiện dụng, điện mặt trời (ĐMT) lắp trên mái nhà không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn góp phần giảm áp lực về đầu tư nguồn...
Ngày 26/10/2017, cơ chế mua bán điện mặt trời của EVN chính thức có hiệu lực. Các gia đình, tổ chức, doanh nghiệp triển khai hệ thống hòa lưới sẽ được...
Quyết định 11/2017/QĐ-TTg: Hướng mở cho điện mặt trời
Gia tăng cơ hội cho các dự án điện mặt trời
Điện mặt trời hưởng cơ chế giá 2.086 đồng/kWh
Sản xuất pin năng lượng mặt trời: Lo công nghệ Trung Quốc
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời do vị trí địa lý nằm gần xích đạo, cường độ bức xạ mặt trời trung bình...
Năm 2017, tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời trên toàn thế giới tăng 30% và tại Trung Quốc, tổng công suất này tăng gấp đôi. Đây là xu hướng...
SolarTime © 2017 - 2021 All Rights Reserved.