02:28:34 14-06-2017 | Lượt xem: 3789
Sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời được xem là thị trường tiềm năng tại Việt Nam. Cùng với sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài như Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang chiếm đa số.
Tấm pin năng lượng mặt trời |
Đơn cử như tập đoàn JA Solar (JA Solar Group) đang đầu tư dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời tại khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang, với vốn đầu tư dự kiến là hơn 1 tỉ đô la Mỹ, trong đó vốn đầu tư giai đoạn đầu khoảng 300 triệu đô la Mỹ. Đa số sản phẩm của nhà máy sẽ xuất sang Mỹ.
Ngoài ra, với chi phí thấp, vị trí địa lý thuận lợi, JA Solar đánh giá nhà máy ở Việt Nam sẽ mở ra một thị trường kép, vừa để hoàn thiện chuỗi cung ứng vừa để mở rộng thị phần toàn cầu.
Cũng tại tỉnh Bắc Giang, hồi đầu năm nay, nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời của Công ty TNHH Trina Solar (VietNam) Science & Technology, doanh nghiệp 100% vốn của tập đoàn Trinasolar (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên đã chính thức hoạt động.
Đây là nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay với tổng vốn đầu tư 100 triệu đô la Mỹ, sản lượng thiết kế là 1GW/năm, sản xuất nhiều loại pin đơn tinh thể và đa tinh thể để xuất khẩu.
Gần đây, Công ty Vina Solar cũng đã ký hợp đồng với công ty sản xuất tấm pin năng lượng hàng đầu của Trung Quốc là GCL-SI và Công ty Trina Solar để phát triển các dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam.
GCL-SI cho biết sẽ đầu tư 32 triệu đô la Mỹ vào dự án liên doanh này. Chủ tịch Công ty GCL-SI, ông Shu Hua, cho rằng việc đầu tư này không chỉ mang lại những lợi thế về chi phí cho công ty, mà còn giúp sắp xếp chuỗi cung ứng của GCL-SI.
Ông Chung-Han Wu, Giám đốc R&D của Công ty Năng lượng mặt trời BOVIET, một công ty chuyên sản xuất tấm pin và module chuyển hóa năng lượng mặt trời ở Bắc Giang, thuộc tập đoàn Boway (Trung Quốc), cho biết hiện có bảy công ty chuyên sản xuất pin và tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc và hai của Đài Loan đã có mặt ở Việt Nam. Các công ty này đều đặt nhà máy ở các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Giang.
Hiện Bắc Giang đang hình thành chuỗi sản xuất và lắp ráp tấm pin năng lượng mặt trời với tám dự án đã được cấp phép, trở thành tỉnh có quy mô sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất cả nước với tổng công suất 5.200 MW/năm.
Họa hoằn trong số những doanh nghiệp Trung Quốc, tại Việt Nam cũng có sự góp mặt của First Solar - công ty sản xuất pin mặt trời lớn nhất nước Mỹ, có trụ sở tại khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TPHCM.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ, với công suất sản phẩm tương đương 250 MW/năm.
Cũng giống như Mỹ, việc đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam của các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời Trung Quốc là nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan để xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, sự khác biệt rất lớn giữa các nhà đầu tư Trung Quốc và Mỹ chính là mối quan ngại về công nghệ và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Theo giới phân tích để làm ra một tấm pin, ngay từ đầu đã phải tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cụ thể, để làm tan chảy và tinh chế silicon (các tấm pin cần silicon để hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời) phải cần nhiệt độ lên tới 1.414 độ C. Như vậy, để tạo một tấm pin mới buộc nó phải thải ra môi trường một khối lượng carbon rất lớn.
Theo nghiên cứu, một tấm pin sản xuất tại Trung Quốc tạo ra lượng khí thải gần gấp đôi so với một tấm pin sản xuất tại châu Âu. Nguyên nhân vì Trung Quốc chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng cung ứng cho sản xuất.
TQ thuê đất làm pin mặt trời: Lo phá hủy môi trường...
Bên cạnh việc tiêu thụ nguồn năng lượng đáng kể, các chuyên gia cho rằng quá trình sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời còn xuất ra lượng nước thải và các chất phụ gia vào khí quyển.
Mặc dù Chính phủ cũng đã ban hành quyết định khuyến khích đầu tư phát triển dự án điện mặt trời, song các chuyên gia trong nước cảnh báo vấn đề ô nhiễm môi trường cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Nhất là các quy định ràng buộc về việc xử lý chất thải trước khi cấp phép, nhằm giảm và ngăn ngừa việc gây ô nhiễm môi trường.
Theo TBKTSG
Với công suất nhỏ, tiện dụng, điện mặt trời (ĐMT) lắp trên mái nhà không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn góp phần giảm áp lực về đầu tư nguồn...
Ngày 26/10/2017, cơ chế mua bán điện mặt trời của EVN chính thức có hiệu lực. Các gia đình, tổ chức, doanh nghiệp triển khai hệ thống hòa lưới sẽ được...
Quyết định 11/2017/QĐ-TTg: Hướng mở cho điện mặt trời
Gia tăng cơ hội cho các dự án điện mặt trời
Điện mặt trời hưởng cơ chế giá 2.086 đồng/kWh
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời do vị trí địa lý nằm gần xích đạo, cường độ bức xạ mặt trời trung bình...
Năm 2017, tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời trên toàn thế giới tăng 30% và tại Trung Quốc, tổng công suất này tăng gấp đôi. Đây là xu hướng...
SolarTime © 2017 - 2021 All Rights Reserved.